Từ thời kỳ sơ khai của văn minh đến thời gian gần đây, con người chủ yếu tạo ra ánh sáng từ lửa mặc dù đây là nguồn nhiệt nhiều hơn ánh sáng. Ở thế kỷ 21, chúng ta vẫn đang sử dụng nguyên tắc đó để sản sinh ra ánh sáng và nhiệt qua loại đèn nóng sáng. Chỉ trong vài thập kỷ gần đây, các sản phẩm chiếu sáng đã trở nên tinh vi và đa dạng hơn nhiều. Theo ước tính, tiêu thụ năng lượng của việc chiếu sáng chiếm khoảng 20 – 45% tổng tiêu thụ năng lượng của một toà nhà thương mại và khoảng 3 – 10% trong tổng tiêu thụ năng lượng của một nhà máy công nghiệp. Hầu hệ́t những người sử dụng năng lượng trong công nghiệp và thương mại đều nhận thức được vấn đề tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống chiếu sáng. Thông thường có thể tiến hành tiết kiệm năng lượng một cách đáng kể chỉ với vốn đầu tư ít và một chút kinh nghiệm

Việc điều tiết hormone trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần nào của ánh sáng?

Khi nói tới sự thay đổi các thành phần của ánh sáng, chúng ta đề cập tới sự thay đổi của cường độ ánh sáng và nhiệt độ màu. Nếu cường độ sáng liên quan đến năng lượng phát ra từ nguồn sáng, thì nhiệt độ màu sẽ điều chỉnh màu sắc của ánh sáng trắng, được thể hiện bằng độ Kelvin (K). Ví dụ, nhiệt độ màu lúc chạng vạng và bình minh là khoảng 2000K, nhiệt độ màu lúc mặt trời vào giữa trưa khoảng 5000K, ánh sáng ban ngày vào một ngày u ám khoảng 6500K và nhiệt độ màu của bầu trời trong xanh là  9000-12000K.

Nhiệt độ màu càng thấp, ánh sáng càng ấm vì phổ ánh sáng bão hòa với bước sóng đỏ và cam. Ngược lại, nhiệt độ màu càng cao, nguồn sáng càng mát vì phổ ánh sáng bão hòa với bước sóng màu xanh. Màu sắc và cường độ sáng chính là những thành phần ánh sáng mà mắt người tiếp nhận để điều tiết các hormone làm việc và nghỉ ngơi.

Ví dụ: Ánh sáng mặt trời vào lúc 9h sáng có nhiệt độ màu khoảng 4500K sẽ kích thích sản sinh các cortisol giúp lập trình cho cơ thể vào trạng thái làm việc, tập trung vào ban ngày. Vào buổi tối, tuyến tùng sẽ tiết ra melatonin, đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi lấy lại năng lượng.

Tuy nhiên, môi trường văn phòng và trường học lại tạo ra môi trường ánh sáng không thay đổi trong suốt cả ngày. Điều này gây ức chế các hoạt động trao đổi chất, đồng thời mang đến những thay đổi tiêu cực trong nhịp sinh học của con người.

Những kết quả ấn tượng khi ứng dụng công nghệ HCL trong chiếu sáng văn phòng

Theo kết quả của một nghiên cứu ứng dụng HCL trong chiếu sáng văn phòng thực hiện bởi Glamox – một tập đoàn chuyên phát triển, sản xuất và phân phối các giải pháp chiếu sáng toàn cầu có trụ sở tại Oslo – Na Uy, những người tham gia nghiên cứu cảm thấy khỏe hơn, nhiều năng lượng hơn và có tinh thần làm việc hơn.

Cụ thể:

— Tăng 18% khả năng thực thi công việc

— Tăng 71% khả năng kích hoạt công việc

— Cải thiện tâm trạng làm việc tới 76%

— Cảm thấy khỏe hơn 50% trong môi trường công sở

Những kết quả biết nói này một lần nữa khẳng định việc ứng dụng HCL vào chiếu sáng văn phòng thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực đối với con người.

Đèn thông minh ứng dụng Chiếu sáng lấy con người làm trung tâm (HCL) – lời giải cho bài toán về nhịp sinh học của con người trong môi trường hiện đại

Xuất phát từ thực tế rằng, ánh sáng nhân tạo xuất hiện trong tất cả các hoạt động sống của con người, từ học tập, làm việc đến vui chơi, và những ảnh hưởng của nó lên nhịp sinh học con người, Lumi đã cho ra đời giải pháp Chiếu sáng thông minh Lumi Smart Lighting cho người Việt.

Hiểu một cách đơn giản, bên cạnh việc có thể điều khiển bật tắt đèn, bằng Smartphone, giải pháp Chiếu sáng thông minh của Lumi còn cho phép bạn kiểm soát cường độ ánh sáng và nhiệt độ màu của đèn. Đặc biệt, chế độ HCL được cài đặt mặc định tại giao diện app điều khiển, dễ dàng kích hoạt chỉ bằng 1 nút chạm, mang đến cho chúng ta chất lượng ánh sáng tốt nhất, bảo vệ nhịp sinh học của con người.

By admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *