Hệ thống Mes luôn là thông tin được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hệ thống Mes đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình sản xuất. Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống MES là gì?

Hệ thống MES là viết tắt của Manufacturing Execution System, đây là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất. Hệ thống này hỗ trợ kết nối thông tin, thực hiện giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất, thu nhận những luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Hệ thống Mes góp phần cải thiện hoạt động sản xuất cũng như năng suất lao động.

Hệ thống MES là gì?
Hệ thống MES là gì? Ảnh: Internet

Doanh nghiệp thường ứng dụng hệ thống này để thực hiện theo dõi và thu thập dữ liệu một cách chính xác nhất theo thời gian thực của quy trình sản xuất. Những dữ liệu này sẽ giúp người quản lý nắm được tình trạng sản xuất hiện tại của nhà máy và tối ưu hoá tốt quy trình sản xuất.

=>> Xem thêm: Mes và những ứng dụng bất ngờ dành cho doanh nghiệp

Vai trò của hệ thống Mes trong điều hành sản xuất

Mes có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống điều hành sản xuất của doanh nghiệp. Dưới đây là những chức năng quan trọng nhất của chúng.

Hệ thống mes thiết lập lịch trình sản xuất

Dựa vào bản kế hoạch sản xuất được cung cấp từ hệ thống ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), phần mềm mes sẽ thiết lập lịch trình sản xuất tối ưu nhất.

Hệ thống mes quản trị theo thời gian thực

Đây là một trong những điểm ưu việt nổi bật của phần mềm mes. Theo đó, mes sẽ kết nối với các thiết bị Internet of Thing (IoT) hoặc các thiết bị Scada, từ đó có thể thu thập những dữ liệu về thời gian hoạt động của máy, thời gian dừng máy, cũng như số lượng và sản lượng sản xuất.

Hệ thống mes quản trị theo thời gian thực
Hệ thống mes quản trị theo thời gian thực. Ảnh: Internet

Hệ thống mes thực hiện quản lý chất lượng

Với chức năng này, mes cho phép người sử dụng khai báo chất lượng của từng nguyên, vật liệu đầu vào. Và lấy đó làm cơ sở để xây dựng quy trình lấy mẫu và ghi kết quả kiểm tra chất lượng tương ứng.

Thời gian kiểm tra này có thể là lúc nhận nguyên liệu đầu vào trong dây chuyền sản xuất hoặc khi nhập/xuất kho thành phẩm đến người tiêu dùng. Tất cả những thông tin về kiểm tra chất lượng sẽ được lưu trữ và xử lý trên một cơ sở dữ liệu duy nhất. Nhờ đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp dễ dàng xây dựng cáo về chất lượng và kiểm tra những thông tin khi cần thiết một cách nhanh chóng.

Hệ thống mes quản lý việc truy xuất nguồn gốc

Dù ở bất cứ ngành nghề sản xuất nào thì cũng cần có công đoạn truy xuất nguồn gốc trong dây chuyền sản xuất. Hệ thống mes cho phép người dùng mã hoá các thông tin thành phẩm theo dạng mã QR code/Barcode để dán trên các lô sản xuất.

Phân biệt MES và ERP
Phân biệt MES và ERP. Ảnh: Internet

Dựa vào đó, khi cần thông tin truy xuất, nhà cung cấp chỉ cần scan các mã này sẽ được cung cấp đầy đủ những thông tin về nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối…

Hệ thống mes lập kế hoạch bảo trì và phân tích hiệu suất máy tổng thể

MES có khả năng hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì máy, nhờ đó có thể giảm thời gian ngừng hoạt động và gián đoạn trong sản xuất.

Bên cạnh đó, hệ thống này cũng có thể phân tích hiệu suất máy tổng thể bằng A-Q-P (Availability – Mức sẵn sằng, Quality – Chất lượng, Performance – Hiệu suất) và qua đó giúp chỉ ra các vùng cần phải cải tiến.

Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu được về cơ bản và vai trò của hệ thống mes trong sản xuất rồi đúng không nào? Trong thời đại công nghệ 4.0 cứ mạnh dạn ứng dụng công nghệ để phát triển bền vững, cạnh tranh nhé!

3. Chi phí đầu tư hệ thống MES bao nhiêu?

Chắc chắn đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để biết được chi phí đầu tư cho phần mềm mes là bao nhiêu, bạn cần nắm được các chi phí cho mes được định bằng những yếu tố nào.

  • Số lượng nhà máy và số lượng dây chuyền sản xuất trong phạm vi dự án.
  • Số lượng chức năng phân hệ liên quan.
  • Bạn cần bao nhiêu license? Có bao nhiêu người dùng?
  • Có thể tái sử dụng license về chức năng hay không? Ví dụ dây chuyền sản xuất hoặc báo cáo gần giống với nhau.
  • Chức năng được yêu cầu rộng đến mức nào? Hay chỉ một mô-đun OEE, một Dashboard báo cáo.
  • Cần thêm bao nhiêu giao diện tích hợp cho các hệ thống khác (như LIMS, ERP và PLC).
  • Đã có sẵn phần cứng (máy trạm, cảm biến, PLC, máy chủ) hay phải mua mới? Có cần thay đổi phần mềm PLC hay không?
  • Chênh lệch giá giữa các nhà cung cấp (phần mềm và tích hợp hệ thống)
  • Có bao gồm quản lý dự án ở giai đoạn hand over của khách hàng (hướng dẫn triển khai, huấn luyện và đào tạo người dùng,…) không?

Trên đây là những yếu tố quan trọng, cơ bản sẽ quyết định đến việc bạn cần mất bao nhiêu chi phí để đầu tư phần mềm mé. Tuy nhiên, khi bạn quan tâm đến hệ thống này sẽ được nhà cung cấp tư vấn phù hợp. Dựa trên nhu cầu sản xuất cũng như khả năng tài chính, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn, đưa ra những giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp, nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề giá cả nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *