Bạn đang tìm hiểu về Mes system, hệ thống này được ứng dụng nhiều trong nhà máy thông minh. Vậy quy trình triển khai mes như thế nào, cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Mes system là gì?

Mes system là hệ thống máy tính được sử dụng trong quá trình sản xuất, với chức năng theo dõi và ghi chép lại sự chuyển đổi của nguyên liệu thô ra thành phẩm, hàng hoá. Mes là viết tắt của Manufacturing Execution System.

Ở Việt Nam, không nhiều người biết đến mes system bởi nó chưa được ứng dụng nhiều trong công nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nó ngày càng được nhiều người quan tâm và ứng dụng trong các mô hình nhà máy thông minh.

Mes system là gì?
Mes system là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất, nhà máy thông minh là một môi trường sản xuất chủ yếu hoạt động bằng máy móc và các thiết bị sản xuất hiện đại. Bằng cách tự động hóa, nhà máy này sẽ tăng năng suất và chất lượng, giảm sức lao động của con người.

Quy trình triển khai MES SYSTEM

Hiện nay, việc triển khai hệ thống mes gồm có 2 bước cơ bản là lựa chọn giải pháp mes phù hợp và chiến lực triển khai hệ thống này.

Lựa chọn giải pháp MES phù hợp

Để cài đặt một hệ thống điều hành sản xuất mes mới thì các công ty cần mua các thành phần công nghệ, phần mềm và phần cứng. Sau đó sẽ thực hiện triển khai cài đặt hệ thống và đào tạo nhân viên thích ứng với các quy trình sản xuất mới. Về bản chất, mes cũng chỉ là một hệ thống IT trong doanh nghiệp, nên quy trình triển khai mes cũng sẽ không nằm ngoài những dự án công nghệ thông tin.

Việc lựa chọn phần cứng của mes sẽ phụ thuộc vào phần mềm. Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà lựa chọn một máy chỉ hay cả mạng máy tính. Thông thường, lựa chọn phần mềm sẽ khó và phức tạp hơn so với lựa chọn phần cứng. Nếu doanh nghiệp của bạn phải mua phần mềm mới thì nên xem xét lựa loại tiêu chuẩn hay phần mềm riêng lẻ được phát triển. Các phần mềm tiêu chuẩn là những phần mềm đã được sản xuất trước, gồm một hoặc nhiều quy trình kinh doanh hoàn toàn với một hoặc nhiều chương trình.

Lựa chọn giải pháp MES phù hợp
Lựa chọn giải pháp MES phù hợp. Ảnh: Internet

Hiện nay, các giải pháp cho hệ thống mes chủ yếu đi theo xu hướng hỗn hợp. Trong đó, có thể sử dụng một bộ tiêu chuẩn theo ngành cùng bộ templates và các chức năng có thể customize theo mô hình thực tế của mỗi khách hàng.

=>> Xem thêm: Hệ thống MES là gì? Đảm nhiệm vai trò nào trong quá trình sản xuất

Hệ thống mes hiệu quả phải đáp ứng những tiêu chí nào?

Để đảm bảo mes system được vận hành một cách hiệu quả, cần đáp ứng được các tiêu chí cơ bản dưới đây:

  • Có khả năng cải thiện quy trình và chất lượng sản xuất
  • Tích hợp được với các hệ thống sản xuất và kinh doanh hiện có.
  • Dễ dàng hỗ trợ nhiều nhà máy ở nhiều thành phố, hoặc nhiều quốc gia, khu vực.
  • Cho một quy trình sản xuất ngắn hơn.
  • Giảm sự tham gia của IT và chi phí IT dưới khu vực sản xuất.
  • Được phát triển và cung cấp bởi nhà cung cấp uy tín, hỗ trợ quy trình sản xuất trong và sau khi thực hiện.

Chiến lược triển khai Mes system như thế nào?

Sau khi bạn đã lựa chọn được hệ thống mes phù hợp cho doanh nghiệp của mình thì có thể lên kế hoạch triển trai nó. Vậy những chiến lược để triển khai mes system hiệu quả là gì?

Chiến lược big bang

Theo chiến lực này, tất cả các quy trình kinh doanh đều có thể bị ảnh hưởng bởi việc được xử lý qua hệ thống mới trong một thời gian nhất định. Do đó, việc này có thể dẫn đến những rủi ro trong hệ thống mes và làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Vậy những chiến lược để triển khai mes system hiệu quả là gì?
Vậy những chiến lược để triển khai mes system hiệu quả là gì? Ảnh: Internet

Theo đó, lỗi không chỉ được gây ra từ bất kỳ phần cứng hay phần mềm nào mà còn có thể bị gây ra bởi người xử lý các thành phần kỹ thuật. Để tránh xảy ra những lỗi này cần đào tạo những người dùng, quản lý hệ thống khi bắt đầu sử dụng.

Thực hiện từng bước trong các khu vực hoạt động riêng lẻ 

Việc triển khai hệ thống MES trong các khu vực hoạt động riêng lẻ giúp giảm nguy cơ xảy ra lỗi. Nếu theo chiến lược này, ban đầu các quy trình kinh doanh chỉ cho một bộ phận được hệ thống hỗ trợ. Ưu điểm của chiến lược này là các lỗi có thể không ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp và người dùng có thể được đào tạo dần. Hơn nữa, các bộ phận của doanh nghiệp mà hệ thống đã được sử dụng có thể chia sẻ kinh nghiệm với các bộ phận khác.

Thay thế từng bước các quy trình kinh doanh riêng lẻ

Việc triển khai từng bước cũng có thể được thực hiện liên quan đến các quy trình kinh doanh. Theo chiến lược này, chỉ có một số quy trình được thực hiện ban đầu thông qua hệ thống mới. Vậy nên, nguy cơ thất bại giảm đáng kể và trở nên dễ quản lý. Và việc đào tạo người dùng cũng có thể được thực hiện trong các giai đoạn. Ưu điểm của chiến lược này là rủi ro thấp hơn nhưng lại cao hơn về mặt thời gian.

Vậy nên, việc lựa chọn chiến lược phù hợp nằm ở đâu đó giữa hai mục tiêu cạnh tranh chung là giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu chi phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *